0

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là gì? (phần 1) | Safe and Sound

Ngủ là một trạng thái sinh lý bình thường của cơ thể có tính chất chu kỳ ngày đêm; trong đó toàn bộ cơ thể được nghỉ ngơi, tạm ngừng hoạt động tri giác và ý thức, các cơ bắp giãn mềm, các hoạt động hô hấp, tuần hoàn chậm lại. Giấc ngủ là khoảng thời gian, trong đó các trạng thái ngủ diễn ra kế tiếp. Các bác sĩ tâm thần cho biết, rối loạn giấc ngủ không thực tổn nhằm chỉ các rối loạn giấc ngủ liên quan đến các nhân tố tâm sinh. 

Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Đặc điểm rối loạn giấc ngủ không thực tổn

Theo các bác sĩ tâm thần, giấc ngủ bao gồm 2 trạng thái riêng biệt, thể hiện rõ trên điện não đồ:

Thứ nhất, trạng thái ngủ có cử động nhãn cầu nhanh (REM), còn gọi là giấc ngủ mơ. Trong trạng thái giấc ngủ có REM, bác sĩ tâm thần cho rằng, có hiện tượng tăng hoạt động thần kinh tự trị giao cảm ngoại vi, tần số nhịp thở, nhịp tim tăng, huyết áp tăng nhẹ, các cơ bắp bắt đầu giãn mềm, thường có kèm theo sự cương cứng dương vật ở nam và cương cứng âm vật ở nữ. Trong trạng thái giấc ngủ có REM thường có các giấc mơ, đó là một hiện tượng tâm sinh lý bình thường của cơ thể.

Thứ hai, trạng thái ngủ không có cử động nhãn cầu nhanh (N-REM), còn gọi là giấc ngủ gián đoạn (có 4 giai đoạn). Trong trạng thái giấc ngủ N-REM, bác sĩ tâm thần nhận định rằng, hoạt động thần kinh tự trị giảm, giảm tần số nhịp thở, nhịp tim, huyết áp giảm nhẹ, các cơ bắt giãn mềm, thân nhiệt giảm (giấc ngủ liên quan đến sự giảm nhiệt độ của thân thể). Như vậy, giấc ngủ có liên quan chặt chẽ và có vai trò quan trọng đến các chức năng sinh học của cơ thể. 

Ảnh 1: Giấc ngủ gồm 2 trạng thái REM và N-REM riêng biệt

Giấc ngủ diễn ra có tính chu kỳ. Trong một đêm có khoảng 4-5 chu kỳ luân phiên kế tiếp nhau, mỗi chu kỳ khoảng 80 - 120 phút. Các bác sĩ tâm thần cho biết, giấc ngủ bắt đầu bằng trạng thái N-REM và kết thúc bằng trạng thái giấc ngủ REM. Giai đoạn giấc ngủ REM thứ nhất kéo dài khoảng 10 phút, những giai đoạn REM tiếp sau kéo dài hơn (15 - 40 phút) và xuất hiện ở những giờ cuối trước khi thức dậy. Hầu hết giấc ngủ sâu ở giai đoạn bốn, xuất hiện trong vài giờ đầu của thời gian ngủ. Giấc ngủ không có REM phục hồi lại mọi chức năng sống cho cơ thể, giấc ngủ có REM phục hồi lại chức năng cho não.

Theo các bác sĩ tâm thần, một rối loạn giấc ngủ, trong đó rối loạn ưu thế là số lượng, chất lượng và thời gian ngủ. Rối loạn giấc ngủ không thực tổn bao gồm:

  • Mất ngủ;
  • Ngủ nhiều;
  • Rối loạn nhịp thức ngủ;
  • Đi trong lúc ngủ;
  • Hoảng sợ khi ngủ; 
  • Ác mộng;...

2.  Các biểu hiện rối loạn giấc ngủ

 

Ảnh 2: Người bệnh thường có cảm giác buồn ngủ, thiếu ngủ cả ngày 

2.1. Mất ngủ

  • Than phiền khó đi vào giấc ngủ hoặc chất lượng ngủ kém.
  • Rối loạn giấc ngủ xảy ra ít nhất ba lần trong một tuần tồn tại trong một thời gian ít nhất một tháng.
  • Có bận tâm về mất ngủ và lo lắng quá mức về hậu quả ban đêm và ban ngày của nó.
  • Số lượng và chất lượng giấc ngủ không thoả mãn gây ra đau khổ lớn hoặc gây trở ngại hoạt động xã hội và nghề nghiệp.
  • Đến giờ ngủ, người bệnh có cảm giác căng thẳng, lo âu, buồn phiền và dường như tư duy của họ trải dài ra. Họ nghiền ngẫm về cách để đạt được giấc ngủ đầy đủ, những vấn đề cá nhân, trạng thái sức khoẻ và cả cái chết.
  • Buổi sáng thức giấc, người bệnh cảm giác mệt mỏi, uể oải về cơ thể và tâm thần; ban ngày họ cảm thấy trầm cảm, lo âu, căng thẳng, cáu kỉnh.

2.2. Ngủ nhiều không thực tổn

  • Một trạng thái ngủ ban ngày quá mức hoặc những cơn ngủ, không thể giải thích được bằng số lượng không thích hợp của giấc ngủ hoặc một số chuyển biến kéo dài sang trạng thái tỉnh táo hoàn toàn vào lúc thức giấc. 
  • Rối loạn giấc ngủ xảy ra hàng ngày, trên một tháng hoặc những thời kỳ tái diễn ngắn hơn, gây ra đau khổ rõ rệt hoặc cản trở hoạt động xã hội và nghề nghiệp.
  • Không có triệu chứng phụ của chứng ngủ rũ (mất trương lực, liệt khi ngủ, ảo giác lúc giờ thức giờ ngủ) hoặc là bằng chứng lâm sàng của ngừng thở (ngừng thở ban đêm, tiếng khịt mũi từng cơn điển hình,...).
  • Không có tình trạng bệnh thần kinh hoặc nội khoa nào mà trạng thái buồn ngủ ban ngày có thể là triệu chứng.

Theo các bác sĩ tâm thần, chứng ngủ nhiều không thực tổn thường gặp trong các trạng thái rối loạn cảm xúc lưỡng cực - trầm cảm, rối loạn trầm cảm tái diễn hoặc giai đoạn trầm cảm nặng.

: Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là gì? (phần 1) | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound